Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

Phí đổi tiền 500 đồng mới lên đến 100%

Phí đổi tiền mới cho Tết Nguyên đán đắt nhất ở mệnh giá 500 đồng, với chi phí dao động 70-100%. Tiền 10.000 đồng và 50.000 đồng không có sẵn, khách sẽ phải chờ sau ngày 15/1/2016.

Phí đổi tiền 500 đồng mới lên đến 100%
Theo báo giá của một số đầu mối đổi tiền mới tại khu vực TP HCM và Hà Nội, phí đổi tiền lẻ trước thời điểm Tết Nguyên đán khá "mềm". Cụ thể, khách hàng đổi tiền có mệnh giá từ 1.000 đồng tới 20.000 đồng với số lượng 1-5 triệu đồng phải trả phí 8-11%.
Tiền có mệnh giá lớn hơn 50.000 đồng, phí sẽ dao động từ 6 đến 7%. Đắt nhất là tiền 500 đồng, khi khách phải trả chi phí 70-100% trên số tiền nhận về, tức là nếu đổi 500.000 đồng, số tiền phải chi lên tới 850.000 đồng đến 1 triệu đồng.
Tuy vậy, một số đầu mối cho biết, thời gian khách có thể nhận được tiền cũng rải rác từ nay cho đến ngày 15/1/2016, tùy vào mệnh giá và độ hiếm. Trong đó, tiền 10.000 đồng và 50.000 đồng sẽ có muộn nhất. Riêng tiền 500 đồng sẽ rất hiếm và khó có thể đổi được số lượng lớn, nhất là tại TP HCM.
Giá đổi tiền mới đắt nhất ở mệnh giá 500 đồng, với phí lên tới 70-100%. Ảnh: Hoàng Hà.
Giá đổi tiền mới đắt nhất ở mệnh giá 500 đồng, với phí lên tới 70-100%. Ảnh: Hoàng Hà.
"Năm nay chắc chắn không phát hành thêm tiền 500 đồng mới, nên khách nào đặt trước sẽ được nhận tiền còn dư của năm ngoái. Số lượng này không nhiều, đổi trước có thể được giá 70%, chứ đến sát Tết thì chắc chắn sẽ tăng rất mạnh bởi nhiều người có thể đổi lại với mức 150-200%", anh Văn Đức, ở phường 3, quận Gò Vấp cho hay.
Theo anh này, vì người ở TP HCM không có thói quen dùng tiền lẻ đi chùa như miền Bắc, nên khách mua buôn chuyển về Hà Nội có thể được chiết khấu chi phí xuống còn 7% cho mọi mệnh giá từ 1.000 đồng tới 5.000 đồng. Đầu mối này cũng khẳng định, toàn bộ tiền đổi sẽ mới nguyên seri, nhưng với mỗi loại, khách hàng sẽ phải đổi ít nhất 1 triệu đồng.
Một vài đầu mối khác nhận đổi với phí 6% nếu khách đặt số lượng từ 30 triệu đồng trở lên. Mức này, theo đầu mối chia sẻ, đã đắt hơn so với năm ngoái khoảng 1%. Tuy nhiên, thời điểm này giá còn khá thấp, nếu đến trước giao thừa khoảng 10 ngày thì chi phí cho mối mua buôn sẽ không dưới 10% cho tiền mệnh giá trên 1.000 đồng, còn tiền 500 đồng sẽ lên tới 100%.
Làm dịch vụ đổi tiền mới đã 6 năm, nhưng năm nay, chị Hà Thanh không tiếp tục cung ứng hàng vì khan hiếm nguồn cung. Đầu mối này chia sẻ, mức giá thời điểm này vào năm ngoái (do Tết đến muộn hơn) cho tiền 500 đồng chỉ là 40%.
Trong khi đó, tiền mới hiếm nhất năm 2015 là đồng 20.000 có phí đổi chỉ 12%. Tuy nhiên, nguồn cung ứng từ phía ngân hàng hoặc các mối buôn ngày càng ít, nên chi phí đến tay khách hàng cũng cao hơn và mức lãi của nghề này cũng không còn hấp dẫn đầu mối đổi tiền nhỏ lẻ.
Trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Xuân Hải, Cục phó chi cục phát hành và kho quỹ Ngân hàng Nhà nước cho biết, năm nay, Ngân hàng Nhà nước vẫn duy trì dự trữ một lượng tiền mệnh giá nhỏ đã qua sử dụng, đủ tiêu chuẩn lưu thông để đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu thanh toán của người dân trong dịp Tết Nguyên đán và các năm tiếp theo.
Ngân hàng Nhà nước cũng không có chủ trương phát hành tiền lẻ để phục vụ các nhu cầu như đổi tiền mới, dùng để lì xì hay đi chùa. Với những giao dịch đổi tiền thu phí trên thị trường, ông Hải cho biết, cơ quan điều hành sẽ có phối hợp với quản lý thị trường để quản lý tình trạng này.
Theo Hạ Minh
Zing

Boeing 747 vs Airbus A380: Khi những con đại bàng sa cơ

Dường như thế giới đang chạy theo những máy bay cỡ nhỏ có tốc độ nhanh vượt trội cho với hai gã khổng lồ nặng nề trên.

Boeing 747 vs Airbus A380: Khi những con đại bàng sa cơ
Không một dòng máy bay thương mại nào sống sót quá 2 năm mà chỉ dựa vào chở hàng!
Vòng đời gian nan của Boeing 747 được nhen nhóm khi không quân Mỹ muốn chế tạo một máy bay cỡ lớn để vận tải người và hàng hóa gấp mấy lần boeing 707 từng giữ danh hiệu lớn nhất những năm 1960.
Năm 1970 chú đại bàng khổng lồ đã được vẫy vùng trên bầu trời xanh với sức chứa gần 1.000 người và liên tiếp giữ vị trí quán quân trong 37 năm trước khi Airbus tung ra A380 để đối đầu trực tiếp với Boeing 747 trong phân khúc máy bay dân dụng hạng lớn.
Với lợi thế giá vé sẽ rẻ hơn đáng kể nếu trên 90% số ghế được đặt hết, điều này tạo cơ hội cho những hành khách thập niên 70 có cơ hội đặt chân lên phương tiện giao thông hiện đại và đắt đỏ bậc nhất lúc bấy giờ.
Nhưng một loạt các vấn đề khó khăn đang cản mũi cả hai chú chim sắt cồng kềnh này!
Kích thước to lớn khiến hầu như các sân bay quy mô tầm trung đều không thể chứa nổi sức sải cánh của chúng. Một loạt chi phí đầu tư nâng cấp và mở rộng những sân bay trọng điểm được hai bên dốc hầu bao ra.
Thêm vào nữa là số ghế gấp đôi các loại máy bay thông thường nên áp lực về doanh số bán vé luôn là nỗi ám ảnh cho hai ông lớn. Nếu hành khách không phủ kín trên 70% chố ngồi thì chúng tôi buộc phải bán vé với giá của khoang hạng nhất để bù lại chi phí. Điều đó có nghĩa là không đủ một lượng khách hàng nhất định thì người tiêu dùng cũng chẳng được hưởng lợi gì từ phương châm “khách nhiều-giá rẻ”.
Ngoài ra, cả 747 và A380 đều được trang bị 4 động cơ gắn dưới cánh nên việc đốt cháy nhiên liệu vô cùng khủng khiếp, dẫn đến tiêu ngốn 40% chi phí cho một chuyến bay. Hơn nữa, gánh trên mình trọng lượng quá khổ nên việc sải cánh bay không thể sánh bằng những kích cỡ tầm trung.
Các đối tác đều lo ngại việc đó nên dần chuyển sang các mẫu 767 hay A300 dùng 2 động cơ để tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian bay.
Lường trước viễn cảnh tăm tối bủa vây, cả hai đã nỗ lực tung ra những chiến dịch thu hút khách hàng: Boeing đã thu gọn một số dãy ghế ngồi để trang trí thành những quầy bar, khu âm nhạc giải trí còn Airbus đã cải tiến A380 thành công trong việc rút ngắn 15% chi phí vận hành so với 747.
45 năm tuổi đời của Boeing 747 dường như còn gặp nhiều giông tố hơn khi chuyển đổi sang lĩnh vực chở hàng để duy trì doanh thu và tìm kiếm những hợp đồng mua bán béo bở hơn. Thế nhưng như cầu vận tải hàng hóa đang bị sụt giảm trong vòng 8 năm trở lại đây khiến ban lãnh đạo Boeing đang nghĩ đến lối thoát duy nhất là dừng sản xuất 747 và nhường vị trí á quân cho đối thủ khác.
Hiện tại, Emirates Airlines đã đặt mua 140 chiếc A380 của Airbus
Bên cạnh đó, Airbus đang tiến thoái lưỡng nan khi đã dốc 15 tỷ đô cho A380 để phá vỡ thế độc quyền máy bay dân dụng hạng lớn với Boeing. Theo phát ngôn của cố vấn cấp cao, Airbus sẽ tiếp tục chào mời để có doanh số tốt hơn và bành chướng thị phần máy bay hạng lớn để vượt mặt gã Boeing từng nắm giữ.
Nếu chi phí sản xuất và duy trì quá lớn trong khi người tiêu dùng vẫn thờ ơ với những chiếc máy bay hạng lớn này thì việc ngưng sản xuất hoặc hạn chế số lượng là sẽ lối thoát tốt nhất để dồn sức mạnh vào phân khúc hạng trung đang sôi động, nhộn nhịp trên thị trường.
Hoàng hà

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

Hộp giảm tốc phân loại và nguyên tắc hoạt động

Nguyên tắc hoạt động:

Thông thường hộp giảm tốc thường là 1 hệ bánh răng thường, gồm nhiều bánh răng răng thẳng hoặc răng nghiêng lần lượt ăn khớp với nhau theo đúng tỷ số truyền và momen quay đã thiết kế để lấy ra số vòng quay cần thiết. Cũng có 1 số hộp giảm tốc không sài hệ bánh răng thường mà sài hệ bánh răng vi sai, hoặc hệ bánh răng hành tinh. Với hộp giảm tốc loại này thì kích thước sẽ nhỏ, gọn, chịu lưc làm việc lớn. Tùy vào điều kiện làm việc và tính toán thì người ta sẽ thiết kế 1 hộp giảm tốc phù hợp với công việc.

Khi nào cần dùng hộp giảm tốc ?  khi người ta cần 1 số vòng quay trong 1 phút mà không có động cơ nào đáp ứng được thì người ta sẽ dùng đến hộp giảm tốc.

Phân loại hộp giảm tốc:

Tuỳ theo tỉ số truyền chung của  hộp giảm tốc , được phân ra :  

- Hộp giảm tốc một cấp 

- Hộp giảm tốc nhiều cấp

Tùy theo loại truyền động trong hộp giảm tốc phân ra :

  • Hộp giảm tốc bánh răng trụ : khai triển, phân đôi, đồng trục.
  • Hộp giảm tốc bánh răng côn hoặc côn – trụ.
  • Hộp giảm tốc trục vít – bánh răng.
  • Hộp giảm bánh răng – trục vít. Ở đây ta thiết kế một hộp giảm tốc hai cấp + một bộ truyền ngoài.
  •  
Sau khi phân tích và lựa chọn số vòng quay đồng bộ để chọn động cơ ở trên ta cần tiến hành phân phối tí số truyền cho các bộ truyền trong hộp, cần tiến hành tính toán động
Hộp giảm tốc dùng để giảm tốc độ vòng quay từ động cơ, để lấy ra được số vòng cần thiết từ trục của hộp giảm tốc. Nghĩa là 1 đầu hộp giảm tốc được nối với động cơ (truyền động bằng xích, đai, hoặc nối cứng). Đầu còn lại của hộp giảm tốc được nối vối tải (xích, đai, nối cứng).
VD : số vòng tua của 1 động cơ là 1500 vòng/phút, người ta muốn lấy ra số vòng 50 vòng/phút để phục vụ công việc của họ, thì họ thiết kế 1 hộp giảm tốc để lấy ra được số vòng quay trong 1 phút cần thiết.

Hộp giảm tốc dùng cho trường hợp nào, hộp giảm tốc dùng để làm gì?

Nói một cách đơn giản nó là một cái hộp bên trong là bộ truyền sử dụng bánh răng, trục vít…chúng làm nhiệm vụ giảm tốc độ vòng quay.

Hộp giảm tốc  là cơ cấu truyền động bằng ăn khớp trực tiếp, có tỉ số truyền không đổi và được dùng để giảm vận tốc góc và tăng mômen xoắn và là bộ máy trung gian giữa động cơ điện vồ bộ phận làm việc của hệ thống

Mã hải quan của động cơ giảm tốc

Việc xác định chi tiết mã HS của mặt hàng động cơ giảm tốc phải căn cứ vào tính chất cấu tạo, tài liệu kỹ thuật, công suất của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Bạn đọc chỉ nêu tên các mặt hàng, không nêu rõ tính chất, thành phần cấu tạo,… Do đó, chúng tôi không có đủ cơ sở để đưa ra câu trả lời cụ thể.
Theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính và Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 193/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ  Tài chính, thì:

Mã hải quan của động cơ giảm tốc

- Nếu mặt hàng mà công ty bạn nhập khẩu là loại động cơ piston đốt trong hoặc động cơ mồi bằng tia lửa (động cơ có rôto hình tam giác cong kiểu WANKEL), mồi lửa bằng tia lửa điện, kể cả loại dùng để đẩy động cơ vận tải chạy mô tơ. Đặc trưng của nó là có một bugi đánh lửa gắn cố định bên trên của xi lanh, và một bộ phận đánh điện ở áp suất cao do tác động của động cơ: máy phát điện, bô bin hay ma nhê tô, bộ ngưng tụ, bộ phân phối, bộ ngắt... Động cơ đó gồm các bộ phận sau: xi lanh, piston, biên, trục khuỷu, tay lái, bộ phận nạp hơi hoặc xả hơi.... sử dụng sức nở của hỗn hợp khí và nhiên liệu khí ga hoặc hơi nước, bị đốt cháy bên trong xi lanh, thì sẽ được phân vào nhóm 84.07 “Động cơ đốt trong kiểu piston chuyển động tịnh tiến hoặc kiểu piston chuyển động quay tròn, đốt cháy bằng tia lửa điện”;
- Nếu mặt hàng mà công ty bạn nhập khẩu là loại động cơ đốt trong, khởi động bằng sức nén, kể cả những loại dùng để đẩy các phương tiện vận tải có gắn động cơ. Động cơ đó gồm các bộ phận sau: xi lanh, piston, thanh truyền, trục quay (hoặc cần khởi động), tay quay, các bộ phận thu nạp và thoát, nhiên liệu dạng lỏng chủ yếu được phun bằng một chiếc bơm theo hướng không khí (có khi được làm giàu bằng khí đốt) có thể bị nén từ trước trong xi lanh, ở đó chúng bốc cháy đột ngột dưới tác động duy nhất của nhiệt bị nén, mức nhiệt này cao hơn so với động cơ mồi bằng tia lửa. Được dùng trong công việc như: được lắp ráp trong máy nông nghiệp, khởi động máy phát điện, bơm hoặc máy ép, đẩy ô tô, máy kéo, đầu máy xe lửa hoặc tàu thuỷ, trang bị trong các nhà máy điện..., sẽ được phân vào nhóm 87.08 “Động cơ đốt trong kiểu piston đốt cháy bằng sức nén (diesel hoặc bán diesel).
Các loại động cơ đã nêu có thể được gắn các bộ phận hãm, thay đổi hoặc những bộ phận làm thay đổi tốc độ của động cơ.
- Nếu mặt hàng mà công ty bạn nhập khẩu là bộ phận hãm, thay đổi hoặc những bộ phận làm thay đổi tốc độ của động cơ như phanh,.., sẽ được phân vào nhóm khác.
Đề nghị bạn đọc căn cứ vào thực tế tính chất, cấu tạo hàng hóa mà công ty mình nhập khẩu và áp dụng 06 (sáu) quy tắc phân loại  tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam để xác định mã HS chi tiết phù hợp với thực tế hàng hóa nhập khẩu.

Hướng dẫn vận hành động cơ giảm tốc và hộp giảm tốc

Nhằm mục đích tăng tuổi thọ cho động cơ giảm tốc, đồng thời để động cơ đạt công suất tốt nhất khi vận hành thì khi vận hành cần:

1.  Trước khi vận hành, hãy chắc chắn rằng không có thiệt hại hay hư hỏng xảy ra hay bất kỳ rò rỉ nào.

2.  Xin vui lòng xác định điện áp hoạt động
, và điều chỉnh điện áp có thể được sử dụng nếu điện áp không ổn định.


3.  Chắc chắn rằng động cơ giảm tốc được lắp đặt cố định một cách vững chắc. Tránh bất kỳ sự lỏng lẻo khi vận hành.

4.  Kiểm tra các lắp đặt một cách chắc chắn các phụ kiện như chuyền bánh xe, puly hoặc gia tốc.

5.  Khi động cơ chạy, dòng điện định mức và các chỉ số không vượt quá được ghi trên nhãn..

6.   Đặt máy nơi  khô ráo thoáng mát, không dùng quá công suất quy định.

7.  Chọn dây dẫn phù hợp tương ứng với công suất động cơ điện

8.  Phải có các thiết bị bảo vệ quá dòng, quá áp, bảo vệ mất pha cho động cơ như: MCCB, MCB, Contactor, Relay nhiệt,..

9.  Cấp nguồn cho động cơ đúng với điện áp, đúng sơ đồ hướng dẫn đấu dây được nối chắc chắn.

10.   Kiểm tra các nối đất và an toàn khi đóng điện vận hành

11.  Kiểm tra lượng dầu bôi trơn định mức

12.  Thường xuyên kiểm tra các vấn đề được trình bài ở trên. Bảo dưỡng và vệ sinh thiết bị định kỳ.

Lưu ý bảo dưỡng đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Nguyên nhân làm cháy Động Cơ Điện – motor công nghiệp

Động cơ điện hoạt động trong điều kiện không thuận lợi thì tuổi thọ của nó sẽ giảm đáng kể, đa số động cơ điện cháy do quá nhiệt, phần ít cháy do phóng điện.

Sau đây là nguyên nhân làm cháy động cơ điện các bạn cần biết:

1- Động cơ điện cháy do nguồn cấp điện 3 pha khi đi vào động cơ bị mất đi 1 pha, mất 1 pha sẽ gây quá dòng 2 pha còn lại, nếu tình trạng quá dòng 2 pha kéo dài gây quá nhiệt cục bộ dẫn đến cháy động cơ.

Các nguyên nhân mất 1 pha:

    Đứt cầu chì.

    Đầu dây đấu nối điện vào động cơ điện, nếu thấy 1 con bù lon bị lỏng không ăn điện sẽ làm mất 1 pha.

    Cháy 1 trong 3 tiếp điểm trong khởi động từ của động cơ điện dẫn đến mất 1 pha.

    Trong trường hợp 3 tiếp điểm trong khởi động từ còn tốt, thì xem lại bộ cắt điện tự động có chỉnh cho tải quá dòng hay không, nếu có thì phần cơ khí bị quá tải hoặc ma sát nhiều làm động cơ khó khởi động, nên đã chỉnh tự động cắt ở cường độ cao hơn bình thường gây cháy động cơ điện.

2- Động cơ điện cháy do quá dòng vì điện áp không ổn định, điện áp quá cao hoặc quá thấp cũng làm dòng điện tăng cao, gây quá dòng dẫn đến cháy.

3- Nhiệt độ môi trường quá cao, động cơ bị đóng bụi không  giải nhiệt được,….làm cho động cơ điện bị cháy.

4- Động cơ điện bị quá tải kéo dài, người ta cho phép động cơ có thể quá tải thấp hơn 15% đến 30% mà không cắt ra. Các bộ phận bảo vệ như cầu chì,rờ le nhiệt,rờ le quá dòng thường được cài đặt để khởi động ở trị số này. Nếu các bộ phận này không hoạt động quá tải quá trị số trên kéo dài làm nóng động cơ dẫn đến cháy.

5- Động cơ điện bị hư các gối trục, phát nóng do vòng bi bạc đạn, do ổ trượt, do các bộ phận ma sát chống di trục. Vì thiếu mỡ bò hoặc thiếu dầu nhớt bôi trơn, hoặc mỡ bò ,dầu nhớt bôi trơn đó không còn đủ chức năng bôi trơn. Cũng có thể do mài mòn nhiều, các mặt ma sát không  còn độ trơn bóng, khe hỡ giữa các mặt ma sát tăng cao……dẫn đến cọ sát giữa stator và rotor tạo ra các vết xướt bóng gây cháy động cơ điện.


6- Động cơ điện cháy có chỗ bị nỗ dây và nám đen xung quanh là do bụi bặm, hơi nước, hóa chất thẩm thấu vào chất cách điện làm phóng điện một chỗ dẫn tới làm cháy động cơ điện. Ngoài ra việc phóng điện làm cháy động cơ điện còn do nguyên nhân nữa là độ cách điện của dây đồng quá thấp khi bị rung động, điện áp lên xuống đột ngột gây ngắn mạch cuộn dây.

http://thietbicapthoatnuoc.com/dong-co-khuay-truc-canh-khuay.html